Toàn cảnh phiên khai mạc. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tham dự phiên khai mạccó: Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh;Chủ tịch nước Trần Đại Quang;nguyên Chủ tịch nước Trần
Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp
cao của Đảng và Nhà nước; các vị lão thành cách mạng, các vị nguyên là
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV,
các vị trong Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội;
đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và các phóng viên trong và ngoài
nước.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tình hình đất nước tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ,Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV diễn ra
trong bối cảnh tình hình đất nước tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ và đạt
được nhiều kết quả tích cực.
Tốc độ tăng trưởng Quý I đạt mức cao nhất
trong 10 năm gần đây cho thấy tăng trưởng kinh tế năm nay tiếp tục được
cải thiện. Tuy nhiên, tình hình quốc tế và khu vực được dự báo sẽ còn
nhiều diễn biến khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro và phức tạp.
Vì vậy, chúng ta cần tập trung phát huy
tối đa những tiềm năng đã có, bảo đảm nền kinh tế phát triển theo hướng
bền vững; tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội; nỗ lực phấn đấu, chủ động
vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2018, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cho
cả giai đoạn 2016-2020.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, năm 2018 là
năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, có rất nhiều nhiệm vụ quan
trọng đặt ra đối với Quốc hội, đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục phát huy
tinh thần đổi mới, sáng tạo và hành động vì lợi ích của Nhân dân, của
dân tộc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
Ảnh VGP/Nhật Bắc
Xem xét, thông qua nhiều dự án luật vô cùng quan trọng
Công tác xây dựng pháp luật tiếp tục là
nội dung trọng tâm, chiếm gần 2/3 thời gian dự kiến của kỳ họp với việc
xem xét, thông qua 8 dự án luật, các dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về
8 dự án luật khác.
Đây là những dự án, dự thảo có ý nghĩa vô
cùng quan trọng và được đông đảo cử tri quan tâm để tiếp tục thể chế hóa
chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là các nghị quyết của Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương và Hiến pháp năm 2013.
Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thảo luận
các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu
năm 2018 (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017); phê chuẩn quyết toán ngân sách
nhà nước năm 2016.
Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ dành thời gian
nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; nghe báo
cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ
họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn;
tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản
lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016; xem xét, thông qua các Nghị quyết
về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của
Quốc hội năm 2019,...
Bên cạnh đó, có một số báo cáo của Chính
phủ, của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước… sẽ được
gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, kết hợp thảo luận.
Nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 có nhiều nội dung
quan trọng, số lượng luật và nghị quyết phải xem xét, thông qua khá lớn,
thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị
đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí
tuệ, đoàn kết, dân chủ, tập trung nghiên cứu, tích cực thảo luận, góp
phần vào thành công của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri
và Nhân dân cả nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng đều tăng cao hơn so với cùng kỳ
Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội nghePhó Thủ
tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá
bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.
Báo cáo cho thấy, thời gian qua kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát
được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,8%;
lạm phát cơ bản tăng 1,34%. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động,
linh hoạt; hỗ trợ kịp thời các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm
thanh khoản và an toàn hệ thống. Mặt bằng lãi suất ổn định; tín dụng tập
trung cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất giảm
0,5 - 1%. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà
nước đạt 63,5 tỷ USD...
Một trong những ”điểm sáng” của nền kinh
tếđất nước được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề cập là tăng
trưởng kinh tế (GDP) quý I/2018 đạt 7,38%, cao nhất 10 năm qua. Điểm nổi
bật là cả 3 khu vực đều tăng cao hơn cùng kỳ: nông nghiệp được mùa,
tăng 4,05% (cùng kỳ 2,08%); công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ
4,48%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh 13,56%; dịch vụ tăng
6,7% (cùng kỳ 6,36%). Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp, vật liệu xây
dựng tăng mạnh so với cùng kỳ…
Đáng chú ý là xuất khẩu tiếp tục đà tăng
mạnh trong những tháng đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đã được ký
kết; tổng kim ngạch 4 tháng đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; cơ cấu chuyển
dịch tích cực, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 21,8%. Đã mở
thêm thị trường xuất khẩu cho một số hàng nông sản như vú sữa, thanh
long, vải, chôm chôm, thịt gà… Riêng mặt hàng gạo tăng 22,3% về lượng và
38,3% về kim ngạch, giá bán tốt hơn, có lợi cho nông dân.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,1%, chủ
yếu là nhập nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xuất
khẩu. Tăng cường kiểm soát hoạt động thương mại biên giới và các biện
pháp phòng vệ phù hợp với cam kết quốc tế. Xuất siêu 3,4 tỷ USD, góp
phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng
10,4% (cùng kỳ 9,5%); trong đó vốn đầu tư tư nhân trong nước tăng mạnh
16,9%, thể hiện rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII)
về phát triển kinh tế tư nhân. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
thực hiện 4 tháng ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Thị trường chứng khoán
tiếp tục xu hướng tăng, có thời điểm vượt đỉnh 10 năm (1.170 điểm), hiện
đang dao động trong khoảng 1.000 - 1.100 điểm; vốn hóa thị trường cổ
phiếu và trái phiếu niêm yết đạt trên 96% GDP.
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tiếp tục
tăng cao với 12,1% so với cùng kỳ, đạt 33,8% dự toán; đáp ứng kịp
thời các khoản chi theo kế hoạch và các nhiệm vụ cấp bách, mới phát
sinh. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian
lận thương mại được tăng cường; bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng
thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá,
nhất là trong dịp lễ, Tết.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, môi
trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cải cách thủ tục hành
chính có nhiều tiến bộ. Rà soát, có phương án cắt giảm khoảng 50% điều
kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực công thương, y tế, giao thông
vận tải, xây dựng, nông nghiệp... Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) bình quân đạt mức cao nhất kể từ khi thực hiện năm 2005 đến nay.
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ định hướng điều hành, đề ra nhiều
nhiệm vụ và biện pháp trọng tâm trong thời gian tới để thực hiện thắng
lợi các mục tiêu đã đề ra.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Hoan nghênh Chính phủ quyết tâm cải cách
* Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫntrình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Báo cáo của MTTQ cho biết, từ sau kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV đến
nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với UBTVQH
đã tổng hợp được 3.463 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước
gửi tới Quốc hội, trong đó có 1.004 ý kiến, kiến nghị của cử tri được
phản ánh qua các Đoàn đại biểu Quốc hội và 2.459 ý kiến, kiến nghị phản
ánh qua hệ thống MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên Mặt trận ở Trung
ương.
Cử tri và nhân dân vui mừng nhận thấy sự
khẩn trương, nghiêm túc của Chính phủ trong việc chỉ đạo, thực hiện
quyết liệt, chủ động, sáng tạo, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của
Trung ương Đảng và Quốc hội; chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân; xử lý
“trúng” những vấn đề phức tạp, “điểm nóng” gây bức xúc trong xã hội; nỗ
lực và quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động,
phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Cử tri và nhân dân hoan nghênh Chính
phủ, nhiều bộ, ngành đã quan tâm thực hiện cải cách và đơn giản hóa các
thủ tục, điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng cường tính công khai, minh
bạch trong môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp,
phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân….
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân phản ánh còn
một số bộ, ngành và chính quyền địa phương chưa thực sự quyết tâm cải
cách hành chính hoặc thực hiện còn chậmvà kết quả chưa rõ nét. Cử tri
và nhân dân đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ
tục hành chính; người đứng đầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các
cấp cần xác định rõ trách nhiệm thực hiện, thường xuyên báo cáo, công
khai kết quả thực hiện để cử tri và nhân dân biết và giám sát.
6 kiến nghị
Tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trân trọng gửi tới Quốc hội, Chính phủ 6 kiến nghị sau:
Thứnhất, đề nghị Quốc hội, Chính phủ khẩn
trương thể chế hóa và chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
các Nghị quyết của Trung ương Đảng, nhất là các Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 5, 6, 7 (Khóa XII) về phát triển kinh tế, tổ chức và
cán bộ, về cải cách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, để các Nghị
quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống như mong đợi của cử tri và nhân dân…
Thứhai, đề nghị Quốc hội, Chính phủ có
chính sách, cơ chế và chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp
tăng cường quan tâm tới nông nghiệp, nông dân và nông thôn; hỗ trợ
chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; quy hoạch các vùng sản
xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh; mở rộng thị trường tiêu thụ,
xuất khẩu nông sản; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nhất là đầu tư cho nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển mô hình
hợp tác xã kiểu mới.
Thứba, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo
quyết liệt cải cách hành chính, giảm thủ tục, giảm thời gian giải
quyết, đơn giản hóa thủ tục hành chính đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, ở
mọi cấp, ngành, cơ quan, đơn vị. Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành
phố cần sớm hoàn thành bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ cải cách hành
chính; thực hiện công khai, minh bạch, tăng khả năng tiếp cận của người
dân và doanh nghiệp; xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển biến mạnh mẽ,
đồng bộ từ tư duy đến hành động.
Thứtư, đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục
chỉ đạo và tổ chức thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn về
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm trong cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật kiên
quyết xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng, lãng phí; tăng
cường hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm
của người đứng đầu các bộ, ngành, chính quyền các cấp.
Thứnăm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ,
ngành, chính quyền địa phương nghiêm túc rà soát, điều chỉnh các quy
hoạch và tổ chức quản lý, thực hiện nghiêm các quy hoạch đô thị, cấp
phép xây dựng; kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm thời gian qua. Đề
nghị chính quyền địa phương, cơ quan hữu quan tăng cường kiểm tra chất
lượng và công tác quản lý các dự án khu chung cư, nhà cao tầng; tăng
cường phòng, chống cháy, nổ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân
và cộng đồng; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm của chủ đầu
tư, cơ quan quản lý để xảy ra cháy, nổ.
Thứsáu, về tình trạng khai thác cát, sỏi
không phép, trái phép, chặt phá rừng, Đoàn Chủ tịch MTTQ một lần nữa đề
nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và có giải pháp mạnh mẽ hơn,
làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương còn để xảy ra vi phạm;
xử lý nghiêm, kiên quyết hơn đối với những cá nhân, tổ chức thiếu trách
nhiệm, bao che cho các đối tượng vi phạm.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo. Ảnh VGP/Nhật Bắc
* Sau khi Chủ tịch MTTQ trình bày báo cáo
kiến nghị của cử tri và nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủđánh giá
bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018.
Ảnh VGP/Nhật Bắc
* Trước đó, lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và đại diện các Ðoàn đại biểu Quốc
hội đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội cũng
đã họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua Chương trình làm
việc của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Ảnh VGP/Nhật Bắc
* Theo dự kiến chương trình kỳ họp, sáng
21/5, trước phiên khai mạc, các vịđại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào
Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị
để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự kiến chương trình kỳ họp; biểu
quyết thông qua chương trình kỳ họp.
Tiếp đó, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
sẽ chính thức khai mạc (Phiên khai mạc được phát thanh và truyền hình
trực tiếp); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có bài phát biểu
quan trọng khai mạc kỳ họp.
Sau phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch
Quốc hội; theo dự kiến chương trình kỳ họp, Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình sẽ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm
2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân
sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri và nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá
bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân
sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018…
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp
giữa năm 2018, năm bản lề của nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo thông lệ, tại
kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp.
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian để thực hiện hoạt động giám
sát tối cao và xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội cùng một
số vấn đề quan trọng khác.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc
trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15/6. Trong đó,
thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật là 12 ngày, chiếm tỷ lệ
60% tổng thời gian của kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và
trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng
khác là 3,5 ngày;…
Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc
hội sẽ dành 12 ngàyđể xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị
quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác.
Về hoạt động giám sát và quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo đánh giá bổ
sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách
nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước năm 2016; giám sát tối cao việc thực hiện chính
sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh
nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016; xem
xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập
Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam sẽ báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri
và nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc
giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn và trả
lời chất vấn, trong đó, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới
về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại
biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc
hội nêu câu hỏi, người được chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành
cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện
trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại
Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng
cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.
Về công tác báo chí tại kỳ họp này, các cơ
quan báo chí tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tiếp cận,
đưa tin về các kỳ họp. Trong đó, dự kiến sẽ có 15 phiên họp thuộc nội
dung của kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri
và nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 40% thời lượng của
kỳ họp). Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định
của nội quy kỳ họp, dự kiến phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực
hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016
và phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng cũng sẽ được
phát thanh, truyền hình trực tiếp./.