CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  23/04/2025     |  Lượt xem 5   

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HOÀNG THÁI HẬU Ỷ LAN

               Hoàng Thái Hậu Ý Lan, tên chính là Lê Thị Khiết, còn có tên là Lê Thị Yến, sinh năm Giáp Thân, Thiên Cảm, thánh võ thứ nhất (1044) tháng 3, ngày 7, nguyên quán ở Trang Thổ Lỗi, thuộc hương Thổ Lỗi Siêu Loại nay là thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Con gái ông Lê Công Thiết và bà Vũ Thị Tĩnh cha là một vị quan nhỏ ở Trường An, nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, mẹ làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm. Năm bà 12 tuổi, mẹ mất. Hai năm sau, ông Lê lấy một người con gái họ Đổng làm vợ kế. Năm bà 16 tuổi Lê ông qua đời. Ỷ Lan được dì ghẻ nuôi dạy, khi khôn lớn, Ỷ Lan thành người con gái thông minh, xinh đẹp và khôn ngoan phi thường.

          Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn, sinh năm 1023, mất năm 1072, đã cao tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhưng không thành, đình thần nhà Lý, bàn mở hội cầu duyên, tuyển hiển ở hương Thổ Lỗi (đất Tế Giang Siêu Loại, Thuận Thành, Gia Bình). Chỉ dụ các đền chùa Dâu, Keo, Ghênh, Sủi, Dương, Ná, Khám, mở hội lễ chùa và thông sức cho thần dân. Các nhà có con gái xinh đẹp, phải ăn, mặc chỉnh tề đi lễ hội.

          Một hôm, vua ngựa ra đến Trang Thổ Lỗi. Khi xa giá tới đoạn đường Cổng Giầu- Bi Kiều Dịch. Ở đầu làng, vua nghe thấy tiếng hát trong ruộng dâu vọng nên du dương mà hiển hách.

Tay cầm bản nguyệt sênh sang,

Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta.

          Vua dừng lại, xuống kiệu đi bộ, thì người con gái đó dừng tay, từ trong ruộng dâu đi ra, đứng nép vào gốc dâu, nhìn về phía xa giá. Vua truyền lệnh cho hỏi người con gái ấy đối đáp tinh thông và khôn ngoan.

          Vua truyền lệnh tuyển làm cung phi cho rước về Lan cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long, nay là phố Đường Thành  - Hà Nội; ở đấy bà được học hành, và khi sinh người con thứ nhất Càn Đức, bà được phong là Thần phi, khi sinh người con thứ hai là Sùng Hiền Hầu bà được phong là Nguyên Phi.

 

Đến khi vua Lý Thánh Tông mất con là Càn Đức lên ngôi tức là vua Lý Nhân Tông, bà được phong là Hoàng Thái Hậu. Kế tục sự nghiệp của vương triều họ Lý, bấy giờ bà đã hai lần nhiếp chính triều đình.

          Thay chồng trị nước, khi vua Lý Thánh Tông đi đánh giặc ngoại xâm ở phía Nam, nhưng không thành, vua lui quân về đến đất Mạt Liên, nay là huyện Tiên Lữ, bấy giờ vua nhận được viện binh và quân lương bà gửi tới. Vua hỏi quân dân, được biết triều chính nghiêm minh, dân tình yên ổn, Vua bèn quay lại đánh thắng giặc phương Nam.

          Khi vua Lý Thánh Tông mất, vua Nhân Tông lên thay mới 7 tuổi, bà nhiếp chính cùng Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt bàn việc chống quân xâm lược nhà Tống.

          Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân nhà Tống ở vùng biên giới và truy kích địch đến thành Ung Châu dành chiến thắng to lớn, chia hết quân lương hậu cần của địch cho nhân dân địa phương, phá tan hậu cứ, làm tan rã ý chí và mưu đồ xâm lược của quân Tống.

          Về nội trị, bà ban hành nhiều chính sách tốt đẹp, như chuộc nô tì, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò cày, và dạy dỗ con trai thành một ông vua anh minh và nhân từ.

          Bà theo đạo Phật và truyền bá giáo lý của đạo Phật, xây dựng nhiều chùa tháp, khuyến khích học hành, khao thưởng tăng ni, làm nên những sự kiện lịch sử có tâm hồn Phật giáo. Bà là người có công lớn đối với Vương nghiệp triều Lý. Bà mất ngày 25 tháng 7 năm Hội Tường đại khánh thứ 8 (1117); triều đình ban cấp nhiều ruộng đất cho các đền chùa nơi bà xây dựng; ở đền Ghênh, Ngọc Quỳnh là một trong những di tích ấy, Phật đạo tuyên phong bà là:

          Như Lai xuất thế, Thánh tổ diên sinh giáng phàm trần, vi Lý Thái Hậu, Ư lý triều thiên nam đệ nhất.

Các triều vua phong sắc cho bà:

Thục đức phương nghi: Nhã hành ý phạm

Khoan hòa túc mục, Tư quốc chiêu nhân

Quảng đại từ hòa, Ôn nhu thuần lĩnh.

          Là những lời ca ngợi đạo đức của bà, sắc phong và nhiều di vật quý còn lưu giữ được tại đền Ghênh.

                                                                                                                                                                                             T/H Hoa Lan

 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 164785