CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG KHAI - MINH BẠCH - CHÍNH XÁC - HIỆU QUẢ VĂN MINH - THÂN THIỆN - TRÁCH NHIỆM LÂY NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM ĐỂ PHỤC VỤ; SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP LÀ THƯỚC ĐO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  22/10/2021     |  Lượt xem 67   

Thế giới đã vượt mốc 5 triệu ca nhiễm COVID-19

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến 6 giờ sáng ngày 21/5 (giờ Việt Nam), đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 5.078.237 ca lây nhiễm, trong đó 329.132 ca tử vong và 2.019.223 ca phục hồi.

Hiện, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 1.590.426 ca nhiễm, trong đó 94.888 ca tử vong. Chính phủ Mỹ đã quyết định gia hạn biện pháp hạn chế các hoạt động qua lại không cấp thiết qua đường biên giới giữa nước này với Canada và Mexico, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, lệnh đóng cửa đường biên giới được công bố ngày 20/3 vừa qua đã hết hạn vào ngày 20/5. Với thông báo mới nêu trên, lệnh này sẽ được gia hạn đến ngày 22/6 tới và được xem xét lại sau mỗi 30 ngày.

Châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca lây nhiễm và tử vong nhiều nhất vì đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 15.226 ca nhiễm mới và 1.223 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại châu lục này lần lượt là 1.830.664 và 165.797 người.

Ngày 20/5, nhà chức trách Nga thông báo số ca tử vong vì mắc bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua tại nước này ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 135 trường hợp. Tuy nhiên, số bệnh nhân mắc COVID-19 mới trong ngày lại ở mức thấp nhất, với 8.764 trường hợp. Tình hình dịch bệnh tại Nga được cho là đang dần ổn định. Tính đến nay, nước này ghi nhận có tổng cộng 308.705 ca mắc, trong đó 2.972 ca tử vong vì dịch bệnh.

Nga đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan tại khu vực biên giới. (Ảnh: TASS)

Tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này đang tìm cách thuyết phục Quốc hội kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 2 tuần, tức đến ngày 7/6 sau khi lệnh khẩn cấp hiện tại để ứng phó với đại dịch COVID-19 sẽ hết hạn vào ngày 23/5.Người phát ngôn Chính phủ Tây Ban Nha, bà Maria Montero cho rằng tình trạng khẩn cấp quốc gia cần được kéo dài để đảm bảo thực thi các quy định về hạn chế di chuyển, cũng như bảo vệ thành quả phòng chống dịch COVID-19 mà nước này đạt được trong thời gian qua. Trước đó, Thủ tướng Pedro Sanchez đề xuất gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng.

Tại châu Á, đã có tổng cộng 863.440 ca nhiễm và 25.850 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 22.318 ca mắc mới và 350 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 499.875 ca được điều trị khỏi; 337.715 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 5.014 ca bệnh nặng.

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Nước này ghi nhận có 152.587 ca lây nhiễm, trong đó 4.222 ca tử vong. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo kéo dài lệnh cấm đi lại tại 15 thành phố lớn của nước này thêm 15 ngày. Theo đó, lệnh cấm mọi hoạt động đến và đi bằng đường bộ, đường biển và hàng không hiện đang được áp dụng ở các địa phương này, sẽ có hiệu lực đến ngày 3/6. Các trường hợp vi phạm đều bị xử phạt theo quy định.

Iran hiện là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu Á khi ghi nhận đã có 7.183 trường hợp tử vong và 126.949 ca lây nhiễm. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 12.346 ca nhiễm mới và 64 ca tử vong vì COVID-19. Ngày 20/5, Iran thông báo tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước này đang dần được kiểm soát. Phát biểu trong cuộc họp nội các trực tuyến, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nêu rõ các nỗ lực của Tehran nhằm phòng chống đại dịch COVID-19 trong 3 tháng qua đã đạt tiến bộ và nước này đang tiến sát ngưỡng khống chế được dịch bệnh. Ôngnhấn mạnh Iran "thậm chí sẽ không gặp phải những vấn đề này" nếu các biện pháp giám sát y tế được thực hiện chặt chẽ hơn tại một số tỉnh hiện ghi nhận dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Tại Nhật Bản, chính phủ nước này cũng đang cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19 tại 3 tỉnh thuộc khu vực Kansai trong ngày 21/5.Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, tình hình dịch bệnh ở khu vực Kansai đã tạm ổn, do đó chính phủ đang cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở 3 tỉnh tại khu vực này nếu không xuất hiện các ổ dịch mới. Một trong những tiêu chí quan trọng mà chính phủ Nhật Bản đưa ra để dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở địa phương là tỷ lệ số ca nhiễm mới trên 100.000 dân giữ ở mức tối đa 0,5 trong 7 ngày liên tiếp. Cho đến thời điểm này, 3 tỉnh ở khu vực Kansai gồm Osaka, Kyoto và Hyogo đã đáp ứng tiêu chí này.

Trong khi đó, thủ đô Tokyo và tỉnh lân cận Kanagawa vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí trên dù số ca nhiễm mới đang giảm. chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi tình hình lây nhiễm và hiện trạng của hệ thống y tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng có dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở thành phố này hay không.Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ đưa ra quyết định cuối cùng tại cuộc họp của Nhóm đặc trách về ứng phó với dịch COVID-19 vào ngày 21/5 sau khi tham vấn nhóm các chuyên gia y tế. Trước đó, ngày 14/5, Thủ tướng Abe Shinzo thông báo dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 39 trong tổng số 47 tỉnh, thành ở nước này.

Hết ngày 20/5, khu vực Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng cộng 72.640 ca mắc COVID-19 và 2.283 ca tử vong. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 25.184 trường hợp.

Trong 24 giờ qua, toàn khối có 5 quốc gia ghi nhận ca mắc mới. Trong đó, Indonesia có số ca mắc mới cao nhất, tiếp đó là Singapore và Philippines. Cácnước này đều có số ca mắc ở mức 3 con số. Trong đó, Indonesia ghi nhận có 693 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong 1 ngày, nâng tổng số ca lây nhiễm tại nước này lên 19.189 ca. Nước này cũng ghi nhận có 24 ca tử vong trong ngày 20/5. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận đã có 1.242 ca tử vong vì dịch bệnh.

Singapore ghi nhận 570 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 29.364, trong khi số ca tử vong vẫn là 22 ca. Bộ Y tế Philippines ngày 20/5 ghi nhận có thêm 279 ca nhiễm, cao nhất trong 1 ngày trong vòng 9 ngày qua và nâng tổng số ca nhiễm lên 13.221 ca. Philippines có thêm 5 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 842 ca.

Tại Bắc Mỹ, Canada, Mexico, Cộng hòa Dominica, Panama, Honduras… là các quốc gia xếp sau Mỹ về số ca lây nhiễm. Hiện khu vực này ghi nhận có tổng cộng 1.760.481 ca lây nhiễm và 107.766 ca tử vong vì COVID-19. Khu vực Bắc Mỹ cũng ghi nhận có 465.451 ca phục hồi; 1.187.264 ca được điều trị tích cực và 18.956 ca trong tình trạng nguy kịch.

Tại Nam Mỹ, Brazil hiện là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do COVID-19 gây ra. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 19.694 ca mắc mới, trong đó 876 ca tử vong, nâng tổng số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại nước này lần lượt lên tới 291.579 và 18.859 ca tử vong. Tính đến nay, khu vực này đã có tổng cộng 517.483 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 26.573 ca tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 96.762 ca mắc COVID-19, trong đó 3.010 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 18.003 trường hợp, trong đó 339 ca tử vong. Ai Cập là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục với 680 ca. Nước này cũng ghi nhận có 14.229 ca nhiễm COVID-19, xếp vị trí thứ 2 sau Nam Phi.

Tại châu Đại Dương, Australia là quốc gia dẫn đầu châu lụcvì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 11 trường hợp mặc mới và không có trường hợp nào tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 7.079 ca, trong đó số ca tử vong vừa chạm mức 100 trường hợp. New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.503 ca, trong đó 21 trường hợp tử vong./.

Nguồn:http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/the-gioi-da-vuot-moc-5-trieu-ca-nhiem-covid-19-555282.html

 
Liên kết
Liên kết web
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 96362